Khám phá và tìm hiểu lịch sử đền Ngọc Sơn

Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta đã quá quen thuộc với những địa điểm du lịch như Hồ Gươm, quảng trường Ba Đình, hay Văn Miếu Quốc Tử Giám…  nhưng có một di tích quốc gia đặc biệt ít được nhắc đến hơn là Đền Ngọc Sơn. Chính vì thế mà bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về ngôi đền Ngọc Sơn để du khách hiểu rõ thêm về địa điểm du lịch này.

1. Lịch sử và quá trình xây dựng đền

Công trình đền Ngọc Sơn được thực hiện từ thế kỷ 19, do Tín Trai sáng lập. Khởi thủy, đền được gọi là chùa Ngọc Sơn (chữ Hán: 玉山) trước khi đổi thành đền vì đối tượng được thờ không chỉ là Phật tổ mà còn có thần Văn Xương Đế Quân, tức người chủ quản việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, người anh hùng đã có công ba lần đánh phá quân Nguyên vào thế kỷ 13.
Theo tiến trình lịch sử, đền đã có nhiều lần đổi tên và tu sửa.
Năm 1010, khi Hoàng đế Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, ngài đã đặt tên cho ngôi đền vốn có sẵn ở đây là Long Trượng.
Mãi cho đến đời nhà Trần mới đổi tên thành Ngọc Sơn như hiện nay. Lúc ấy, đền thờ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Mông - Nguyên. Về sau, đền bị sụp đổ do không được đầu tư tu bổ.
Đến nhà Lê Sơ (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang dựng cung Thụy Khánh và cho người bồi đắp hai quả núi đất trên bờ Đông đối diện với Ngọc Sơn. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Khi ấy, nhà từ thiện Tín Trai đã mượn nền cung Thụy Khánh mà lập nên chùa Ngọc Sơn. Vài năm sau, con trai Tín Trai nhượng chùa cho một hội từ thiện đổi chùa thành đền để thờ Tam Thánh. Họ bỏ gác chuông, xây mới gian điện chính và các phòng hai bên, mang tượng Văn Xương Đế Quân (một vị thần gốc Trung Hoa, dân gian và Đạo giáo tôn ông là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân) vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. 
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nho gia Nguyễn Văn Siêu tu sửa đền một lần nữa. Từ đó, đền thờ thêm Lã Tổ (thần coi về thuốc chữa bệnh) và thờ Hưng Đạo Đại Vương. Đền được đắp thêm đất và bao bọc bởi kè đá, xây đình Trấn Ba, Đài Nghiên, Tháp Bút, và bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Từ đây, đền Ngọc Sơn có một thể hoàn chỉnh như ngày nay.

 

2. Vẻ đẹp lịch sử của đền Ngọc Sơn

Trải qua ngần ấy năm thăng trầm, đền Ngọc Sơn đã để lại dấu ấn lịch sử lớn lao đối với mỗi thế hệ người Việt. Đó vừa là cái đẹp linh thiêng của thời gian, vừa là cái đẹp tuyệt tác của một công trình kiến trúc xưa kia đã góp phần làm nên giá trị của thủ đô Hà Nội. Ở đó, kiến trúc đền Ngọc Sơn nổi bật lên một không gian văn hóa yên bình của học vấn và văn chương, sự hòa hợp giữa tôn giáo và văn hiến, cũng như sự chan hoà giữa ngôi đền và thiên nhiên. Đây cũng là điểm đặc biệt thu hút người dân thủ đô và khách du lịch từ khắp nơi. 

Về kiến trúc, Đền được xây dựng theo hình chữ Tam, chứa đựng dấu ấn đoàn kết, hòa hợp giữa Tam giáo: Phật - Đạo - Nho. Phía trong đền, du khách tìm thấy truyền thống văn hóa qua các câu đối, hoành phi cũng như các vật bài trí còn nhiều linh thiêng.

 

3. Công nhận Di tích cấp quốc gia

Thời gian càng trôi lại càng khẳng định giá trị lớn lao của đền mà chúng ta không thể không nhìn thấy. Hội đồng văn hóa quốc gia cũng đã ghi nhận những giá trị đó. Cùng với hệ thống quần thể Hồ Hoàn Kiếm, di tích đền Ngọc Sơn được chính thức công nhận cấp Quốc Gia, là Di Tích Lịch Sử và Danh Lam Thắng Cảnh vào ngày 9/12/2013 theo Quyết định 2383/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ với mục đích bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quốc gia.

 

4. Các địa điểm xung quanh đền Ngọc Sơn

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này”

Bài thơ đã tiết lộ các địa điểm bao quanh đền Ngọc Sơn mà du khách khi đến tham quan không thể bỏ qua.

Tháp Bút

Ngọn tháp này nằm trên núi Ngọc Bội tức đầu cầu Thê Húc ở phía ngoài, được xây dựng năm 1865 từ ý của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu. Đây là một tháp đá cao 9 mét, đỉnh tháp là ngọn bút lông dựng ngược gọi là Tháp Bút. Tháp có đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Ở thân tháp, có dòng ba chữ “Tả Thiên Thanh” nghĩa là “viết lên trời xanh”.

Đài Nghiên

Đài Nghiên được đặt ở khu cổng chính, bên trên là một cái nghiên mực bằng đá với hình nửa quả đào bổ dọc, đội trên ba con ếch khắc đá. Trên nghiên còn khắc một bài minh 64 chữ nói về ý nghĩa xây dựng Đài Nghiên. Hậu thế ngợi ca rằng : "Nhất đài Phương Đình bút". Hai bên Đài Nghiên là bảng rồng và bảng hổ nhằm tượng trưng cho hai bảng cao quý gồm tên những người đỗ đạt như khuyến khích các sĩ tử tu học. Hai bên có hai câu đối:
Bát đảo, mặc ngân hồ thủy mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao.
Nghĩa là:
Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là đường dẫn vào cổng đền. Cầu làm bằng chất liệu gỗ, được thiết kế hình một đường cong, thân cầu gồm những hình chữ nhân bắt chéo trông như ô cờ. Bên cạnh cầu là những cành liễu, cành đa đã trở thành nơi lưu giữ cảm xúc của bao người đến thăm. Thê Húc có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Đắc Nguyệt Lâu

Đắc Nguyệt Lâu là cổng đền có tên gồm những từ Hán Việt có nghĩa là Lầu được trăng. Cổng đền được phủ dưới bóng cây đa um tùm.

Đền thờ

Đền Ngọc Sơn thờ ai? Đó cũng là câu  hỏi khiến nhiều du khách thắc mắc. Hưng Đạo Đại Vương và văn Xương Đế Quốc cùng Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường được thờ trong đền chính gồm hai gian liền nhau. Đó là lối thờ phụng mang tinh thần hòa hợp các tôn giáo, tín ngưỡng vốn là đặc điểm của văn hóa Việt. Tượng Trần Quốc Tuấn đặt trên một bệ đá cao 1m, trong khi tượng Văn Xương đứng cầm bút thư thái đã tạo thêm sự thiêng liêng cho ngôi đền. Cũng như tại Quốc Tử Giám, học sinh thường đến đây để cầu nguyện trước mỗi mùa thi.

Trấn Ba Đình

Đây là đình chắn sóng, ẩn dụ rằng đây là cột trụ đứng vững bất chấp những làn sóng văn hóa không lành mạnh đương thời. Ở bên ngoài, vẻ đẹp tôn nghiêm được bộc lộ qua mái đình đặc trưng, hình vuông, có tam mái, mái hai tầng được chống đỡ bằng tám cột. Bốn cột ngoài đền được xây bằng đá trong khi bốn cột trong bằng gỗ.
Cột đình có khắc câu đối:
Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn
Chữ Hán:
劍 有 餘 靈 光 若 水
文 從 大 塊 壽 如 山
Nghĩa là:
Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước
Văn cùng trời đất thọ như non.

 

5. Cách bái lễ khi đến đền Ngọc Sơn

Người dân thường đến bái đền mỗi dịp Tết truyền thống như một hoạt động du xuân, họ dâng lễ xin lộc, thắp nhang và cầu an. Việc bái lễ ở đền không nên dễ dãi, mà người dân lẫn du khách đều nên lưu tâm một số nguyên tắc như sau để đảm bảo tính linh thiêng của ngôi đền. Thứ quan trọng đầu tiên là sự “thành tâm”
Cung cách bái lễ: – Bái lễ chư Phật – đền chính từ giữa trước. Tiếp đó, từ phải sang trái đi vào bên trong.
- Khi bước vào đền chính, phải đi vào từ hai cửa hai bên thay vì đi vào từ cửa giữa, chú ý không được dẫm lên bậu cửa.
- Không nên làm ồn hoặc có thái độ thiếu cung kính, không chỉ trỏ vào tượng thờ tại đền.
- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
- Không nên quỳ sau những người đang đứng. Tùy vào từng đạo, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên phía trước.

 

6. Lưu ý khi đến tham quan đền Ngọc Sơn

Giá vé: Miễn phí cho trẻ dưới 15 tuổi, 30.000 đồng/1 người lớn.
Thời gian mở cửa: 7:00 đến 18:00 hàng ngày.
Trang phục: kín đáo, lịch sử, phù hợp với không gian tôn nghiêm nơi đền.

Trên đây là những chia sẻ của Bamboo Airways về đền Ngọc Sơn, hy vọng rằng với những sẽ đó du khách sẽ có thêm thông tin về điểm du lịch lịch sử đền Ngọc Sơn.