Các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ lớn nhất tại Việt Nam để mọi người sum vầy và nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Đồng thời, đây là thời điểm có khí hậu thích hợp để tổ chức các lễ hội ngày Tết. Do đó, nếu bạn đang có ý định du xuân đầu năm thì đừng bỏ qua các lễ hội Tết trải dài trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam dưới đây nhé!

1. Các lễ hội ngày Tết đặc sắc tại miền Bắc

Mùa xuân của miền Bắc nước ta thường có tiết trời ấm áp, se lạnh và ít mưa nên bạn có thể tham gia các lễ hội dưới đây:

 

1.1. Lễ hội chùa Hương

 

Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mùng 6 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 3 Âm Lịch hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là dịp mọi người ghé thăm chùa Hương để tỏ lòng thành kính và cầu mong một năm mới bình an. Vào ngày mùng 4, phần lễ sẽ được tổ chức với hoạt động hàng trăm người rước hai quả pháo lớn từ nhà đám trưởng ra đình. Sau đó, phần hội sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa thể thao vô cùng sôi động.

 

1.2. Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh

 

Tương tự chùa Hương, Yên Tử cũng là một địa điểm nổi tiếng thu hút lượng lớn du khách ghé thăm, dâng hương và vãn cảnh, được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch. Khi ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được tham quan khu di tích Yên Tử bao gồm hệ thống chùa, tháp, am và rừng cây tạo thành bức tranh thiên nhiên hòa quyện với lịch sử tuyệt đẹp. Đặc biệt, mọi người thường hướng tới khu vực Chùa Đồng linh thiêng để cầu bình an và may mắn cho một năm sắp tới.

 

lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
Nhiều du khách ghé thăm lễ hội Yên Tử để dâng hương và tham quan khu di tích rộng lớn.

 

1.3. Hội đền Gióng - Sóc Sơn

 

Là một trong những lễ hội ngày Tết trong địa phận thủ đô Hà Nội, hội Đền Gióng diễn ra vào ngày mùng 6 đến mùng 8 Tết hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ chiến công năm xưa của Thánh Gióng - một trong 4 vị thánh bất tử theo tín ngưỡng của người Việt Nam. Do đó, vào dịp này, vô số các tín ngưỡng khác đã ghé thăm đền Gióng để chiêm bái và tham gia hoạt động mô phỏng trận đấu của Đức Thánh Gióng với giặc Ân xâm lược.

 

1.4. Lễ hội đền Trần - Nam Định

 

Lễ hội đền Trần được tổ chức nhằm tôn vinh và ghi nhớ công ơn của các đời vua Trần, Đức Thánh Trần cùng các vị tướng trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Theo đó, lễ hội này diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng Âm Lịch tại 3 đền thuộc chùa Tháp (Nam Định) là Thiên Trường, Trùng Hoa và Cố Trạch. Khi đến đây, bạn không chỉ được cầu bái công danh và sức khỏe mà còn có dịp tham gia các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như hát văn, hát chèo, múa kiếm,...

 

1.5. Hội đền Hùng - Phú Thọ

 

Một trong các ngày hội không thể bỏ qua khi ghé thăm miền Bắc Việt Nam chính là lễ hội đền Hùng diễn ra từ ngày mùng 9 đến 13 tháng 3 Âm Lịch với chính hội là ngày 10/3. Đây là dịp để người dân trên khắp mọi miền Tổ Quốc hướng về cội nguồn nhằm ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Tại đây, bạn có thể xem lễ, cúng bái, đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

 

lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
Bạn có thể cúng bái và tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật khi ghé thăm lễ hội đền Hùng.

2. Những lễ hội Tết nổi bật tại miền Trung

Bên cạnh những lễ hội ngày Tết của khu vực miền Bắc thì miền Nam nước ta cũng tổ chức rất nhiều ngày hội vào dịp Tết đến xuân về.

 

2.1. Lễ hội đền Vua Mai

 

Từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng Âm Lịch, người dân huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) tổ chức lễ hội đền Vua Mai nhằm ghi nhớ công ơn đấu tranh giữ nước của vua Mai Hắc Đế. Vào khoảng thời gian này, bạn có thể ghé thăm lễ hội ngày Tết để tham gia nhiều hoạt động truyền thống như hát đối, hát văn, đánh đu, đấu vật, đánh cờ, đi cà kheo, leo cột mỡ,...

 

2.2. Lễ hội cầu Ngư Phú Yên

 

Lễ hội cầu Ngư được người dân Phú Yên tổ chức từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch hàng năm. Nếu có dịp ghé thăm lễ hội cầu Ngư, bạn sẽ được tham gia các hoạt động truyền thống của làng chài như hát bả trạo, đua thuyền, lắc thúng…

lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
Lễ hội cầu ngư ở tỉnh Phú Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

2.3. Lễ hội làng Sình - Huế

 

Nếu muốn trải nghiệm lễ hội ngày Tết tại miền Trung, bạn có thể ghé thăm làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 10 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm. Lễ hội làng Sình được người dân nơi đây tổ chức để mong cầu sức khỏe, mùa màng tươi tốt và cuộc sống bình an trong năm mới. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để mọi người trong lòng rèn luyện sức khỏe và thể hiện tinh thần thượng võ với các giải đấu vật vô cùng thú vị.

 

2.4. Lễ hội Đống Đa - Bình Định

 

Vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết hàng năm, lễ hội Đống Đa được tổ chức tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) nhằm tưởng nhớ vua Quang Trung và các vị tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn năm xưa. Trong lễ hội này, bạn sẽ được tham gia các hoạt động văn hoá truyền thống như hát tuồng, múa võ, đua thuyền, trò chơi dân gian,...

 

2.5. Lễ hội vía bà xã Nhơn Phong

 

Một trong những lễ hội ngày Tết tại miền Trung chính ngày vía bà xã Nhơn Phong thuộc tỉnh Bình Định. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 17 tháng Giêng hàng năm để mọi người ghi nhớ công ơn của bà Đỗ Thị Tân - người hành nghề đỡ đẻ giúp phụ nữ trong làng sinh con an toàn. Lễ hội vía bà xã Nhơn Phong diễn ra long trọng kết hợp với các tiết mục văn hoá mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền nơi đây.

3. Các lễ hội ngày Tết ở miền Nam

Khi ghé thăm miền Nam vào dịp Tết đến xuân về, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị khi tham gia các lễ hội truyền thống nơi đây như:

 

3.1. Lễ hội núi Bà Đen - Tây Ninh

 

Khi ghé thăm Tây Ninh từ ngày mùng 4 Tết đến hết tháng Giêng, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội núi Bà Đen với ngày chính hội được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18/01 Âm Lịch. Đây là một trong những lễ hội ngày Tết lớn nhất khu vực miền Nam đã thu hút du khách ghé thăm để chiêm bái, cầu bình an và công danh sự nghiệp cho cả năm.

 

lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, cách thành phố Tây Ninh 11km về phía Đông Bắc.

 

3.2. Lễ hội đền Đức Thánh Trần

 

Nhắc đến các dịp lễ quan trọng trong miền Nam chắc hẳn không thể bỏ qua lễ hội đền Đức Thánh Trần được tổ chức từ ngày mùng 8 đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm tại số 36 đường Võ Thị Sáu thuộc phường Tân Định, TP.HCM. Lễ hội đền Đức Thánh Trần được tổ chức nhằm tri ân và nhắc nhở thế hệ trẻ ghi nhớ công ơn giữ nước và bảo vệ giang sơn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 

 

3.3. Lễ hội Dinh Cô - Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Lễ hội Dinh Cô được tổ chức trên địa phận thị trấn Long Hải thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ ngày 10 đến ngày 12/01 Âm Lịch. Lễ hội này diễn ra nhằm tưởng nhớ công đức của bà Lê Thị Hồng Thủy - người đã độ trì cho dân làng có cuộc sống bình an và làm ăn phát đạt. Khi ghé thăm lễ hội Dinh Cô, bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là nghi lễ “Nghinh Cô” vô cùng linh thiêng.

 

3.4. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu - Bình Dương

 

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm, thành phố Thủ Dầu và thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) tổ chức lễ hội chùa Bà Thiên Hậu theo tín ngưỡng của người Hoa nơi đây. Trong những ngày này, người dân sẽ tổ chức rước kiệu Bà Thiên Hậu một vòng quanh thành phố cùng nghi lễ cúng bái, cầu bình an và công danh của du khách khắp nơi đổ về.

 

3.5. Lễ Nguyên tiêu ở khu người Hoa - TP. Hồ Chí Minh

 

Lễ Nguyên Tiêu - một trong những lễ hội ngày Tết lớn được tổ chức ở khu phố người Hoa trên địa bàn TP.HCM vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Tại đây, bạn có thể hòa mình vào các hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là đoàn diễu hành nghệ thuật do hơn 20 Hội - Đoàn người Hoa tổ chức theo lộ trình di chuyển từ Hải Thượng Lãn Ông, qua Châu Văn Liêm, sang Lão Tử, đến Lương Nhữ Học, vòng qua Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa và cuối cùng là Trung tâm Văn hóa quận 5.

 

lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
Nếu có cơ hội tham gia lễ Nguyên Tiêu chắc hẳn bạn sẽ rất ấn tượng với đoàn diễu hành nghệ thuật của người Hoa.

4. Một số lưu ý khi tham gia các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam

Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội có quy định một số lưu ý mà người tham gia lễ hội cần phải biết để không phạm luật như sau:

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như nội quy thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.

- Ứng xử có văn hóa, không nói tục/ chửi thề khi tham gia các hoạt động của lễ hội; đảm bảo trang phục lịch sự và phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Thắp hương và đốt vàng mã đúng nơi mà ban tổ chức đã quy định.

- Không chen lấn, xô đẩy hoặc gây mất trật tự an ninh ở lễ hội.

- Không tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc hoặc hành vi trái pháp luật.

- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu vực tổ chức lễ hội.

- Không thực hiện hành vi đổi tiền có chênh lệch giá khi tham gia lễ hội.

 

lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
Người dân không được chen lấn và xô đẩy khi tham gia các lễ hội dịp Tết Việt Nam.

 

Các lễ hội ngày Tết Việt Nam trải dài trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam của tổ quốc đều mang đến những ý nghĩa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc giúp bạn có những trải nghiệm thú vị khi tham gia. Ngay hôm nay, hãy truy cập https://www.bambooairways.com/ để trực tiếp trải nghiệm những lễ hội Tết đặc biệt trên.